Chỉ số mỡ trong máu cao là bao nhiêu và cách khắc phục?

Chỉ số mỡ trong máu là yếu tố mà bất kỳ một ai trong chúng ta cũng cần phải chú ý. Bởi nó liên quan đến sức khỏe con người. Những người có lượng mỡ trong máu càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch càng lớn. Vậy chỉ số mỡ trong máu cao là bao nhiêu và cách khắc phục, cải thiện tình trạng như thế nào hiệu quả?

Chỉ số mỡ trong máu cao là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Chỉ số mỡ trong máu cao là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.

Tìm hiểu về chỉ số mỡ trong máu

Mỡ trong máu hay còn được gọi với cái tên khác là lipid máu. Được xem là thành phần quan trọng của máu đảm bảo hoạt động sống của cơ thể. Trên thực tế thì trong máu có chứa rất nhiều loại lipid khác nhau. 

Tuy nhiên, cholesterol là một trong những chất thiết yếu không thể thiếu. Hàm lượng này cần được duy trì ổn định trong máu. Từ đó giúp cơ thể tổng hợp hormone, bảo vệ tế bào cũng như hỗ trợ hoạt động của các cơ quan khác. Hàm lượng cholesterol tốt và xấu cần được cân bằng và ổn định. Nếu để nồng độ cholesterol xấu tăng cao sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

Mỡ trong máu được hình thành nhờ hai nguồn chính là cơ thể tự tổng hợp và tiếp nhận từ thức ăn. Mỗi thành phần trong mỡ máu sẽ giữ một vai trò:

  • Cholesterol LDL: Thành phần này thường xuất hiện khi nồng độ chất này trong máu tăng cao. Đây là nguyên nhân gây tắc mạch máu, cản trở sự lưu thông của máu.
  • Cholesterol HDL: Là thành phần tốt có nhiệm vụ vận chuyển chất béo từ máu về gan. Đồng thời làm ngăn chặn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch cũng như các biến chứng về tim.
  • Triglycerides: Một dạng chất béo trong máu. Hàm lượng triglycerides tăng cao ở những người có cholesterol cao. Việc tăng triglycerides cũng có một phần ảnh hưởng đến các biến chứng tim mạch.
Mỡ trong máu hay còn được gọi với cái tên khác là lipid máu.
Mỡ trong máu hay còn được gọi với cái tên khác là lipid máu.

Chỉ số mỡ trong máu cao là bao nhiêu?

Để biết được mỡ trong máu cao hay thấp chúng ta cần dựa vào các chỉ số sau:

Chỉ số cholesterol toàn phần

Thông qua chỉ số cholesterol toàn phần sẽ đánh giá được hàm lượng mỡ trong máu cao hay không:

  • Chỉ số < 200 mg/dL: Mức an toàn.
  • Chỉ số từ 200 đến 239 mg/dL: Mức ranh giới, cần phải chú ý.
  • Chỉ số >= 240 mg/dL: Mỡ trong máu cao gây nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.

Chỉ số cholesterol HDL

Đối với chỉ số cholesterol HDL:

  • Chỉ số < 40 mg (nam) và < 50 mg (nữ): Hàm lượng cholesterol thấp khiến mỡ máu cao.
  • Chỉ số > 60 mg: Đây là tín hiệu tốt, không có gì đáng lo.

Chỉ số cholesterol LDL

Mức chỉ số cholesterol LDL sẽ được chia như sau:

  • Chỉ số < 100 mg/dL: Mức an toàn.
  • Chỉ số từ 100 đến 129 mg/dL: Mức an toàn.
  • Chỉ số từ 130 đến 159 mg/dL: Mức giới hạn.
  •  Chỉ số từ 160 đến 189 mg/dL: Nguy cơ mỡ trong máu cao.
  • Chỉ số >= 190 mg/dL: Nguy cơ báo động.

Nồng độ triglyceride

Triglyceride có chỉ số:

  • Chỉ số < 150 mg/dL: Mức bình thường.
  • Chỉ số từ 150 đến 199 mg/dL: Mức ranh giới.
  • Chỉ số từ 200 đến 499 mg/dL: Mỡ trong máu tăng.
  • Chỉ số > 500 mg/dL: Mỡ máu tăng cao.

Tóm lại, chỉ số mỡ trong máu cao khi hàm lượng cholesterol LDL tăng, cholesterol HDL giảm và nồng độ triglyceride cao.

Chỉ số mỡ máu cao phụ thuộc vào hàm lượng cholesterol LDL, HDL và triglyceride.
Chỉ số mỡ máu cao phụ thuộc vào hàm lượng cholesterol LDL, HDL và triglyceride.

Cách khắc phục mỡ trong máu cao

Việc khắc phục tình trạng mỡ trong máu cao ngoài cải thiện các triệu chứng còn ngăn ngừa biến chứng. Hiện tại đang có hai giải pháp cải thiện mỡ máu:

Khắc phục bằng thuốc tây y

Sử dụng thuốc tây y là một trong những cách khắc phục mỡ máu cao hiệu quả. Trong đó có 4 loại thuốc được dùng phổ biến là:

  • Statins: Có chứa các thành phần làm giảm hàm lượng cholesterol LDL trong máu.
  • Niacin: Có tác dụng giảm cholesterol LDL và nồng độ triglyceride. Đồng thời tăng chỉ số cholesterol HDL.
  • Nhựa gắn acid mật: Sử dụng đúng liều lượng sẽ giảm chỉ số cholesterol xấu.
  • Dẫn xuất acid fibric: Giảm nồng độ triglyceride.

Người bệnh nên sử dụng theo liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn. Trong quá trình dùng sẽ có một số trường hợp gây tác dụng phụ. Vì vậy, bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng thuốc thì mới có thể phát huy hết hiệu quả.

Khắc phục mỡ trong máu bằng cách sử dụng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ.
Khắc phục mỡ trong máu bằng cách sử dụng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị mỡ máu cao bằng cách cải thiện lối sống

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mỡ máu cao là do lối sống thiếu khoa học, không lành mạnh. Vì vậy cần thay đổi những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều đầu tiên chính là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Thường xuyên sử dụng các thực phẩm từ rau củ quả, trái cây, lạc, nấm mèo,… Giúp cơ thể đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Đồng thời, hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều chất béo như bơ, thịt lợn mỡ hay các thức uống chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt,…

Ngoài ra, người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao hằng ngày. Bởi không chỉ rèn sức bền, tốt cho cơ thể mà còn có thể làm giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu.

Thay đổi chế độ, cải thiện thói quen để có lối sống khoa học, lành mạnh.
Thay đổi chế độ, cải thiện thói quen để có lối sống khoa học, lành mạnh.

Trong trường hợp là người có nguy cơ mắc mỡ trong máu cao thì người bệnh cần thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Từ đó có thể xác định chỉ số máu trong mỡ một cách chính xác và có biện pháp điều trị kịp thời.

Đôi khi, việc tạo cho mình những thói quen tốt sẽ giảm nguy cơ mắc mỡ trong máu hơn cách dùng thuốc uống thường xuyên. Bởi vốn dĩ, nếu đã giảm bệnh nhưng bạn tiếp tục các thói quen kém lành mạnh, tình trạng viêm cũng quay trở lại. Vì vậy, bạn hãy cố gắng rèn luyện cho mình lối sống tích cực, uống trà sâm hồng để luôn vui khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện
Gọi điện

Messenger
Messenger

Chat Zalo
Chat Zalo

Liên hệ
Liên hệ